Cách uốn cong ván gỗ công nghiệp: MDF, Plywood… đơn giản và nhanh nhất (kèm video)
Uốn cong gỗ công nghiệp thường rất khó vì khả năng chịu lực uốn dẻo của gỗ công nghiệp như MDF kém. Với ván plywood thì được áp dụng để làm bàn ghế hay các chi tiết uốn cong được nhưng với cách làm phức tạp và phải có thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, Mộc Phát sẽ hướng dẫn bạn một cách đơn giản chỉ cần những công cụ mộc thông thường cũng sẽ “uốn” được các loại gỗ công nghiệp(áp dụng được cho cả gỗ tự nhiên).
Các bước thực hiện uốn cong gỗ:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ
Sắp xếp các công cụ của bạn gồm:
- Ván gỗ cần uốn cong
- Cưa gỗ nên là cưa đĩa
- Thước vuông
- Keo dán gỗ
- Bút dạ/Bút chì, máy tính
Bước 2: Tính toán & đánh dấu vị trí cắt
+ Bước này rất quan trọng, vì bạn cần phải chia được đúng các khoảng cách cần cưa để đảm bảo uốn cong đúng số góc yêu cầu. Việc tính toán này cần kiến thức về toán học và khá phức tạp nhưng Mộc Phát sẽ chỉ bạn công cụ đơn giản để tính chính xác được điều này. Bạn chỉ cần truy cập vào link này và xem hình hướng dẫn bên dưới để sử dụng: https://www.blocklayer.com/kerf-spacing.aspx
- Curve radius : Bán kính từ tâm của góc uốn.
- Curve sweep angle: Số độ của góc cần uốn.
- Cut width: Độ dày của lưỡi cưa
- Wood thickness: Độ dày của ván
- Min thickness: Độ dày còn lại của chỗ cắt – độ dày này không sử dụng trong công thức tính vì phụ thuộc vào chất liệu ván, bạn nên thử trước để kiểm tra khả năng chịu lực uốn của ván. Khi bạn nhập số này thì hình ảnh hiển thị bên dưới của trang web đó cũng sẽ tương ứng để bạn xem rất trực quan.
Khi nhập hết các số trên bạn bấm nút “calculate” sẽ cho thông số kèm hình ảnh đầy đủ với từng vị trí, độ dài, số lượng cần cắt.
+ Sau đó bạn đánh dấu vị trí cần uốn và chia theo đúng tỉ lệ như trong hình + số lượng.
Về mặt hình học, các đường cắt gần hơn và mỏng hơn sẽ cho đường uốn mượt mà hơn – Các vết cắt nhỏ hơn và rộng hơn có thể tạo ra một đường cong với các đoạn có các đường cong sắc nét hơn ở đường cắt.
Bước 3: Cắt rãnh đã kẻ:
Đặt tấm gỗ xuống một mặt phẳng, tốt nhất là trên bàn máy cưa đĩa cố định được độ sâu của vết cưa sao cho vẫn giữ được đồ dày còn lại đảm bảo không bị hỏng ván khi uốn cong. Thử cắt trước mẫu ván tương tự để kiểm tra độ dày còn lại phù hợp từng chất liệu ván.
Bước 4: Gắn keo và cố định:
Làm phẳng sản phẩm một lần nữa. Lấp đầy vết cắt bằng keo gỗ. Chú ý bạn không nên sử dụng quá nhiều keo vì nó sẽ nở ra và làm thẳng đường cong khi khô. Thực hành trên một mảnh gỗ mẫu nếu bạn đang làm điều này lần đầu tiên.
Sau khi gắn keo xong, bạn hãy uốn tấm gỗ như ý tưởng ban đầu. Đồng thời sử dụng kẹp hay vật dụng khác phù hợp để đè nén sao cho tấm gỗ cố định uốn đúng hình dạng.
Đợi khi keo khô bạn có thể mài chỗ dư thừa của keo để làm tấm ván nhẵn mịn như thường.
Vậy là bạn đã có thể tận hưởng thành quả của mình. Mộc Phát chúc bạn thành công!
Bạn cần ván công nghiệp chất lượng cao, liên hệ Mộc Phát hotline 19007029 để có được giá tốt nhất!
Xem thêm clip :