Gỗ công nghiệp HDF và 4 ứng dụng gỗ HDF tuyệt vời trong thiết kế nội thất
Gỗ HDF có những loại nào? Đặc điểm và ứng dụng của chúng ra sao, nơi cung cấp gỗ HDF chất lượng, giá thành hợp lý… là những vấn đề mà nhiều nhà sản xuất nội thất quan tâm.
Gỗ HDF là loại gỗ được tạo bằng phương pháp công nghiệp, gỗ HDF có chứa 80-85% là gỗ tự nhiên còn lại là phụ gia làm tăng độ cứng, độ kết dính và chống mối mọt cho gỗ. Hiện nay gỗ HDF đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi bởi nó là nguyên liệu thân thiện tuyệt đối với môi trường, giúp tận dụng mạt cưa và cành, ngọn của các cây được khai thác. Hôm nay mời các bạn cùng Gỗ Mộc Phát khám phá về loại gỗ công nghiệp tuyệt vời này nhé.
1. Quy trình làm gỗ HDF
Các cây gỗ tự nhiên và cả phần cành, ngọn của những cây khác xử lý, sau đó được đem đi vệ sinh thật sạch cho hết nhựa trong cây và đưa vào dây chuyền hiện đại để sấy khô và cuối cùng là nghiền thành bột.
Để đảm bảo chất lượng của tấm gỗ HDF bột gỗ cần được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng khả năng kết dính và tăng độ cứng cho bột gỗ. Sau khi bột gỗ đã xử lý xong thì sẽ được đưa vào để ép dưới áp suất cao.
Sau khi được ép xong các tấm gỗ HDF sẽ được chuyển qua xưởng thi công để được cắt thành các tấm theo kích thước được định trước. Cuối cùng là tạo một lớp phủ trên bề mặt tấm gỗ để bảo vệ bề mặt và giữ cho màu vân gỗ luôn ổn định, không bị phai mờ.
2. Đặc điểm của gỗ HDF
Ưu điểm
Gỗ HDF có đặc tính chống ẩm, chống trầy xước tốt có thể khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên, ít bị hư hại trong quá trình sử dụng do: mối, mọt,…
Gỗ HDF có thể cách âm và cách nhiệt tốt bởi kết cấu nhiều lớp nên chúng được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, thư viện , khách sạn, nhà ở,.. để đảm bảo không gian yên tĩnh cho chủ sở hữu.
Gỗ HDF có độ cứng cao, chịu được tải trọng lên tới vài chục kg, tuy vậy nó vẫn có khả năng bắt ốc vít rất tốt cho ra những đồ nội thất có độ bền với thời gian.
Bề mặt gỗ rất mịn, nhẵn và đồng nhất nên rất dễ dàng trong việc vệ sinh và lau chùi các sản phẩm làm từ gỗ HDF.
Cuối cùng đây là một sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm
Giá thành của gỗ HDF là cao nhất so với tất cả các loại gỗ công nghiệp khác.
3. Ứng dụng của gỗ HDF
Làm đồ nội thất
Gỗ HDF là sự lựa chọn tuyệt vời cho các đồ nội thất trong nhà như: Giường, tủ, bàn ghế, kệ bếp,… bởi đặc tính chịu lực tốt, bề mặt nhẵn mịn dễ dàng lau chùi và kết hợp với nhiều bề mặt phủ khác nhau có hoa văn đẹp bắt mắt. Trong các công trình nhà ở, khách sạn, văn phòng… HDF cũng thường sử dụng để làm vách ngăn giữa các phòng hoặc vách ngăn di động để thuận tiện cho việc cách âm giữa các phòng với nhau.
Theo thống kê của một số công ty chuyên về đồ gỗ, nhu cầu sử dụng gỗ HDF để làm đồ nội thất của các hộ gia đình luôn có xu hướng tăng lên ít nhất là 7% một năm. Điều này dẫn tới việc các công ty cũng phải tăng nguồn cung đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Làm sàn gỗ
Với bề mặt nhẵn mịn nhưng cũng đủ ma sát không gây nguy hiểm, cộng thêm đặc tính chịu lực và chống ẩm tốt rất nhiều hộ gia đình lựa chọn sử dụng gỗ HDF để làm sàn gỗ.
Cả hai loại gỗ HDF cao cấp có khả năng siêu chống thấm và chống ẩm tốt, đều thích hợp để dùng làm sàn gỗ. Tại nhiều nước châu Âu sàn gỗ HDF đã trở thành xu hướng và là chuẩn mực cho các công trình.
Để có thể hiểu kỹ hơn về HDF, cũng như được tư vấn ứng dụng sản xuất nội thất có thể truy cập website mocphat.com hoặc đơn giản hơn là gọi tới số hotline 1900.7029 để được chuyên viên trực tiếp tư vấn.