Gỗ MFC là gì và lý do vật liệu này rất thông dụng trên thị trường hiện nay
Có thể bạn không nhận ra rằng xung quanh bạn gần như 80% đồ nội thất đều làm từ gỗ MFC. Bạn thấy nó trong hầu hết nội thất văn phòng, đến không gian sống, các nội thất miễn phí tại bệnh viện, trường học… Vậy gỗ MFC là gì? Giải mã những đặc tính giúp MFC luôn đứng đầu trong những vật liệu nội thất và giúp nó phủ sóng mạnh mẽ.
Gỗ MFC là gì?
Trong sản xuất công nghiệp để giảm thiểu sử dụng gỗ tự nhiên, sản phẩm gỗ kỹ thuật MFC ra đời. Gỗ MFC là gì? MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm (OSB, PB, WB) được ép từ dăm gỗ thường, sau đó kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm. Được hoàn thiện vẻ ngoài với lớp Melamine chống thấm, chống trầy, chống cháy. Với công nghệ sản suất hiện đại MFC ngày càng giống gỗ thật, đa dạng mẫu mã về màu sắc, lớp ngoài vân gỗ, vân đá, vân vải… rất đẹp mắt khiến ngành đồ gỗ nội thất đa dạng phong phú về chủng loại và mẫu mã.
Những đặc tính nào của gỗ MFC làm cho nó trở nên thông dụng?
Chỉ khi biết đến gỗ MFC là gì? Mới thấy được tầm quan trọng của lớp phủ Melamine, giúp mặt gỗ công nghiệp có khả năng chống nước. Nó không thay đổi hình dạng khi bị ướt. Nó cũng là một vật liệu chống trầy xước cao, chịu lực tốt, mọi vật dụng, thiết bị đều có thể được lưu trữ trên kệ MFC mà không làm hỏng nội thất trong tủ của bạn. MFC có thể được làm sạch rất dễ dàng bằng cách lau sạch bề mặt bằng chất khử trùng – cho một không gian sống sạch, đẹp lý tưởng. Trong nội thất gia đình thì MFC cũng được dùng để chế tạo các sản phẩm mang tính chất thẩm mỹ cao như: giá sách, kệ tivi, vách ngăn trang trí, tap đầu giường.
Tính chất quan trọng của gỗ MFC là gì? Đó chính là nhẹ, dễ gia công nên rất phù hợp để làm đồ nội thất văn phòng như: bàn văn phòng, tủ hồ sơ, tủ đựng tài liệu… đều có thể thiết kế được, gia công đủ chủng loại. Nâng cấp nội thất văn phòng với các mẫu bàn, tủ thiết kế hiện đại các mẫu MFC vân gỗ tự nhiên sang trọng, tinh tế. Các mẫu mã MFC đa dạng nhiều sự lựa chọn cho đồ nội thất văn phòng trở nên hấp dẫn với các màu gỗ sồi, gỗ óc chó, trắng đen đan xen.
Đối với các đồ nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh… nên sử dụng loại ván chống thấm để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm. Đương nhiên loại gỗ MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn. Ngoài ra, gỗ MFC còn thân thiện với môi trường, có thể tái sản xuất. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, gỗ MFC có tuổi thọ sử dụng từ 10 – 15 năm tùy vào điều nhiệt độ, mục đích sử dụng và quá trình bảo quản mà có sự chênh lệch.
Các loại phổ biến của gỗ MFC là gì?
– Gỗ MFC tiêu chuẩn: Có những đặc tính cơ bản, dùng cho nội thất văn phòng và nhà ở. Với gần 80 màu chủ đạo, từ màu trơn như: đen, trắng, xám nhạt, xám, chì… hoặc các màu vân gỗ hiện đại như: sồi, tràm, óc chó, cẩm, xoan đào, nu vàng, trắc, mun… Nếu không tìm hiểu rõ gỗ MFC là gì? Thì nhìn bề ngoài nó hoàn toàn giống gỗ thật.
– Gỗ MFC chống ẩm: Đặc điểm giống MFC tiêu chuẩn chỉ khác bên trong kết cấu gỗ có hạt hút ẩm hay còn gọi là MFC lõi xanh. MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại tiêu chuẩn khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³. Thường dùng trong những không gian, khu vực ẩm ướt như toilet, tủ bếp, vách toilet, khu vệ sinh.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu được gỗ MFC là gì cũng như những ứng dụng của nó trong thiết kế nội thất hiện nay. Không chỉ phong phú về màu sắc, chất liệu tốt, nhẹ, dễ gia công, tạo hình… gỗ MFC còn cứng cáp, hợp vệ sinh, thân thiện môi trường với màu sắc và kiểu dáng đa dạng luôn đứng top đầu trong những vật liệu nội thất. Vì vậy, dù dự án có kiểu gì gỗ MFC cũng đáp ứng được nhu cầu của bạn.